Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Cách tiết kiệm tiền cho mục tiêu lâu dài của bạn

Tiết kiệm tiền là một trong những điều nói dễ làm khó. Bạn dự định tiết kiệm bao nhiêu, bạn tiết kiệm như thế nào, bạn tiết kiệm để thực hiện mục tiêu gì? Bạn cần có một mục tiêu khoa học, và thực hiện một cách điều đặn.
1. Loại bỏ các khoản nợ trước nếu có

Bạn cần phải tính toán bạn sẽ dành bao nhiêu tiền chi trả nợ mỗi tháng để bạn có thể bắt đầu để dành. Thêm một điều nữa là, bạn trả nợ càng sớm thì tiền lãi mất đi càng ít, và số tiền lãi đó có thể trở thành tiền tiết kiệm.

2. Đặt ra mục tiêu

Cho những mục tiêu ngắn hạng, điều này rất dễ dàng. Nếu bạn muốn mua một cá ba lô, một quyển sách hay, đi du lịch... thì bạn chỉ cần tìm hiểu chúng có giá bao nhiêu rồi bắt đầu để dành tiền. Nếu bạn muốn tiết kiệm để mua một căn nhà hoặc mua luôn căn hộ cho thuê mà bạn đang ở thì bạn cần phải biết số tiền trả trước cho một ngôi nhà là bao nhiêu. Còn cho những mục tiêu dài hạn như hưu trí, thì bạn cần phải cần nhiều thông tin hơn như bạn cần bao nhiêu tiền mỗi tháng để có sống thoải mái trong 20 hay 30 năm sau khi nghỉ hưu và bạn cũng cần phải làm sáng tỏ, bạn đầu tư như thế nào để đạt những mục tiêu đó.

3. Thiết lập một khung thời gian cố định

Ví dụ, để có thể mua một ngôi nhà trong vòng 5 năm kể từ ngày hôm nay." Hãy thiết lập 1 ngày cụ thể hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn trong mục tiêu dài hạn này của bạn. Hãy nhớ lập kế hoạch dựa trên thu nhập của bạn, và bạn có thể thực hiện được."

4.Bạn phải tiết bao nhiêu mỗi tháng trong thời gian qui định.

Bạn cần phải lập ra bạn tiết bao nhiêu 1 tuần, 1 tháng hay thạm chí là năm để đạt được mục tiêu bạn đề ra. Thường thì các khoảng tiết kiệm sẽ bằng nhau nếu thu nhập của bạn đều đặn không có thay đổi. Ví dụ bạn, cần 2 tỉ để mua nhà trong vòng 60 tháng, vậy thì bạn cần tiết kiệm được 400 triệu tiền trả trước, mỗi tháng bạn cần tiết kiệm gần 7 triệu mỗi tháng. Nếu số tiền này quá lớn đối với bạn thì bạn cần phải mở rộng thời gian ra, dùng số tiết kiệm đầu tư sinh lời rồi lại nhập vào phần tiết kiệm như bạn gửi sổ tiết kiệm ngân hàng. Mỗi lần hết kì hạng, bạn sẽ có lãi xuất, dùng số lãi xuất nhập vào tiếp phần tiết kiệm.

5. Ghi lại chi phí tiêu dùng của bạn

Tiền tiết kiệm dựa trên việc thu nhập của bạn là bao nhiêu và bạn chi tiêu bao nhiêu mỗi tháng. Bạn có thể kiểm soát mỗi tháng bạn chi tiêu bao nhiêu hơn là số thu nhập của bạn, do đó hãy kiên nhẫn ghi lại bạn đã tiêu những gì trong tuần hay trong tháng. Từ đó bạn có thể phân tích được hành vi tiêu tiền của bạn và các nguyên nhân phát sinh các khoản không nên có và tự động điều chỉnh.

6. Phân tích chí phí tiêu dùng của bạn


Đến lúc phân tích bảng ghi chú những gì mà bạn đã chi tiêu sau một tháng hoặc 2 tháng.  Bạn co1the63 bất ngờ về số tiền mà mình đã chi, ví dụ như 50 nghìn tiền kem, 20 nghìn tiền giữ xe,... Và bạn sẽ biết cách làm thế nào đểm giảm nó xuống. Hãy nghỉ đến các ưu tiên trước, bạn có thể cắt phần chi tiêu nào đó mà không ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường, sức khỏe của bạn thì đó mới là tiết kiệm. Mỗi chi phí không cần thiết được cắt đi là một khoản tiền được đua vào quĩ tiết kiệm của bạn.
Bạn có thể chuyển đến ở những nơi có tiền thuê rẻ hơn không? (Luôn đảm bảo an ninh của những nơi bạn ở)
Bạn có thể đi đường nào ngắn và tránh những giờ kẹt xe để tiết kiệm xăng?
Chi tiêu hợp lí vào quần áo? Tốt nhưng giá cả phải chăng. Nếu giá quần áo rẻ và mau bị hư hoặc mua mà bạn không mặc được thì bạn đang lảng phí thêm đấy.
Liên lạc với bạn bè hoặc có thể tiết kiệm tình phí qua skype, facebook hoặc các phương tiện mà bạn có thể thực hiện cuộc gọi miễn phí.
Bạn có tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí không? Bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm bằng cách tự nấu ăn, tăng giá trị dinh dưỡng, và mua thêm trái cây.

7. Lên kinh phí chi tiêu

Khi bạn đã có thể quản lí được thu nhập, chi tiêu và mục tiêu tiết kiệm của bạn. Hãy lập ra kinh phí cho những khoản chi tiêu của bạn. Ví dụ, người lập ra kế hoạch chi tiêu ăn uống là mỗi tháng 1.800.000 thì người đó cần phải đi theo kinh phí đó và không được vượt hơn.

8. Gửi tiết kiệm

Gửi tiết kiệm có thể là kế hoạch tuyệt vời trong tình hình hiện tại. Việc này giúp bạn dễ dàng theo giỏi số tiền mà bạn tiết kiệm, an toàn và có lãi xuất. Sau đó lại tiếp tục dồn lãi vào vốn, không mấy chốc số tiền tiết kiệm của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

9. Hãy kiên nhẫn và đừng bỏ cuộc


Việc tiết kiệm cần có thời gian, thơi gan đầu bạn sẽ thấy số tiền tiết kiệm của bạn rất nhỏ, nhưng càng ngày thì số tiền đó sẽ tăng dần. bạn sẽ bất ngờ với những gì mình đã làm đấy.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét